Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho làn sóng Fintech bùng nổ tại Việt Nam

Trong xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt đang dần hình thành phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam thì vai trò của những công ty đi đầu trong lĩnh vực Fintech là vô cùng quan trọng.  Trong chuỗi sự kiện về chủ đề thanh toán thẻ của mình, công ty cổ phần công nghệ MPOS Việt Nam đã phối hợp với đơn vị MasterCard tổ chức hội thảo “Kỷ nguyên Fintech và hướng đi cho các doanh nghiệp phần mềm” thu hút được sự quan tâm của đông đảo mọi người.


Fintech là từ dùng để nói tới các công ty kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa qua thì Fintech  không còn là khái niệm quá mới mẻ tại Việt Nam. Fintech tại Việt Nam mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng với khả năng tối ưu hóa trải nghiệm người dùng dịch vụ tài chính, xu hướng này được dự báo sẽ mang đến không ít thách thức cho các ngân hàng truyền thống và cả ngành tài chính nói chung trong thời gian tới.

Cùng với sự phát triển của làn sóng Fintech, nhiều doanh nghiệp phát triển phần mềm quản lý cũng đã có một hướng đi mới cho chiến lược đi lên của mình. Việc tích hợp các hình thức thanh toán mang tính đột phá về công nghệ vào phần mềm quản lý được xem là hình thức vừa mang lại lợi ích cho khách hàng vừa tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm. Vậy cụ thể hướng đi cho các doanh nghiệp phát triển phần mềm là gì? Các bước thực hiện hướng đi đó như thế nào?  

Hội thảo tổ chức bở MPOS thu hút sự quan tâm của nhiều người

 

Chiều ngày 24/8/2016 tại trụ sở công ty cổ phần công nghệ MPOS Việt Nam đã diễn ra buổi hội thảo với chủ đề “Kỷ nguyên Fintech và hướng đi cho các doanh nghiệp phát triển phần mềm”. Tham dự với tư cách diễn giả là hai chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam: ông Nguyễn Hữu Tuất - CEO MPOS Việt Nam và ông Trương Tấn Thành - Giám đốc phát triển mạng lưới MasterCard khu vực Đông Dương. Chia sẻ trong buổi hội thảo, các chuyên gia đã mô tả bức tranh tổng quan về xu hướng Fintech trên thế giới cũng và đi vào phân tích tiềm năng phát triển của các hình thức đó tại Việt Nam.

 

 

Làn sóng Fintech đã trên thế giới đã cập bến Việt Nam

 

Theo một thống kê gần đây thì tỷ lệ người có thẻ ngân hàng ở Việt Nam mới dừng lại ở mức 30% dân số và đối với thẻ tín dụng chỉ 3%. Con số này chưa phải là tín hiệu tốt cho các công ty Fintech ở thời điểm hiện tại nhưng nếu nhìn vào tương lai thì Việt Nam là một thị trường vô cùng tiềm năng tiềm năng. Đến nay, Fintech Việt Nam mới chỉ trong giai đoạn trứng nước với khoảng 30 đại diện đi đầu, phần lớn tập trung vào mảng thanh toán. Một số cái tên nổi bật có thể kể đến như Ngân lượng, 123Pay, VTCPay, MPOS.VN, 1Pay, Payoo…Tuy nhiên, theo chia sẻ ông Nguyễn Hữu Tuất thì các công ty tại thị trường Việt đang gặp phải nhiều khó khăn.

Đầu tiên là vấn đề từ phía thói quen của người tiêu dùng Việt Nam vẫn đậm chất truyền thống khi sử dụng tiền mặt là chính. Người Việt thường có tư tưởng thực hiện hành vi theo thói quen và ngại nắm bắt những thứ mới hơn, hiện đại hơn. Thực sự đó là một bài toán khó cho tất cả các doanh nghiệp và cần có sự nỗ lực từ phía doanh nghiệp, nhà nước và chính người tiêu dùng thì mới có thể thay đổi được thực trạng hiện nay.

 

Vấn đề nữa là biên độ lợi nhuận của các công ty lĩnh vực fintech thường rất thấp, nếu không tìm được nguồn đầu tư lớn hoặc thực hiện được một sự đột phá thì viễn cảnh công ty cạn tiền duy trì hoạt động rất dễ xảy ra. Vì vậy, Fintech không phải là một mảnh đất dễ trồng cây cho các doanh nghiệp Việt Nam như mọi người đề nghĩ mà thực sự là một chiến trường khốc liệt.

 

Thống kê về thị trường Fintech tại Việt Nam

 

Hợp tác liên kết là điều kiện sống còn cho các doanh nghiệp Việt

Trong buổi hội thảo, cả hai chuyên gia đều đồng ý rằng hướng đi cho các doanh nghiệp Việt muốn phát triển trong lĩnh vực Fintech chính là hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau. Trong viễn cảnh gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển thì điều điều tất yếu cho các doanh nghiệp là phải tăng cường hợp tác cùng có lợi, hỗ trợ lẫn nhau để tạo ra nền tảng vững trãi hơn trước nhiều sóng gió.

 

Lấy ví dụ về mPOS Việt Nam, ông Tuất cho biết hiện tại mPOS đang có xu hướng liên kết với các ví điện tử khác trên thị trường. Các công nghệ thanh toán NFC hay QR Code cũng dần được tích hợp vào mPOS để tạo nên sự đột phá hơn trong hình thức thanh toán. Ngoài ra, mPOS còn chủ động phát triển hệ thống APIs giúp các doanh nghiệp phát triển phần mềm khác có thể dễ dàng tích hợp mPOS để phục vụ cho quá trình thanh toán. Hiện nay một số đơn vị trong lĩnh vực phần mềm đã bắt đầu thực hiện điều này như Misa, TabnGo...Bắt tay nhau để cùng tồn tại và đi lên là một hướng đi đúng đắn cho bài toán khó hiện nay.

 

 

 

Ông Nguyễn Hữu Tuất - CEO MPOS Việt Nam trình bày tại buổi hội thảo

 

Mặc dù hiện nay chỉ 5% người truy cập Internet dành thời gian để thực hiện các giao dịch online tuy nhiên chắn chắn con số này sẽ tăng lên và cơ hội của Fintech vẫn hoàn toàn rộng mở. Vấn đề của các doanh nghiệp là cần nắm bắt rõ tình hình hiện tại và đưa ra những hướng phát triển hợp lý, tránh đi vào ngõ cụt. Cũng giống như câu chuyện bán giày cho đảo quốc chân đất rất nổi tiếng, việc xã hội hóa thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam vẫn là một viễn cảnh hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai.

 

 

Ứng dụng mPOS.vn

Đã có mặt trên Google Play và App Store quét QR hoặc tải ngay để trải nghiệm

Quét mã QR để tải app

Bạn đang cần hỗ trợ ?

Bạn cần tư vấn về sản phẩm mPOS ?

Hãy để đội ngũ tư vấn của mPOS hỗ trợ bạn dù ở bất kỳ nơi đâu

Liên hệ ngay

Bạn cần hỗ trợ khi sử dụng mPOS ?

Vui lòng liên hệ tổng đài CSKH 1900.63.64.88 hoặc Email: hotro@mpos.vn

Liên hệ ngay